3 ngày Tết đầu năm có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt trong những ngày Tết. Tết là khoảng thời gian hiếm hoi mà cả gia đình có thể quây quần, đoàn tụ với nhau sau 1 năm làm việc vất vả. Sẽ thật hạnh phúc khi được thấy gia đình quây quần bên nhau, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp để đón chào một năm mới hạnh phúc và bình an. Vậy ý nghĩa của 3 ngày đầu tiên của năm là như thế nào? Bài viết dưới đây của Bảo hộ lao động Thiên Bằng sẽ giải đáp các thắc mắc một cách chi tiết nhất.

3 ngày Tết với ý nghĩa trọng đại

Từ ngàn xưa Tết Nguyên đán đã được coi là ngày “Tết cả” và quan trọng nhất trong mỗi một năm của người dân Việt Nam. Đây là khoảng thời gian hiếm hoi giúp các thành viên trong gia đình có dịp được xum vầy bên nhau sau một năm  dài làm việc vất vả. Tạo cơ hội đi thăm các người thân, họ hàng, bạn bè, thầy cô và gửi đến nhau những câu chúc mừng năm mới an khang, thịnh vượng. Vì thế mà từ xa xưa mọi người đã truyền tai nhau câu tục ngữ “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”.

3 ngày tết

Giải nghĩa về 3 ngày Tết

Ngày mùng 1 Tết

Theo quan niệm của ông cha, “cha” sẽ là đại diện cho những họ hàng bên nội. Vì vậy “mùng 1 Tết cha” mang ý rằng trong ngày đầu tiên của năm thì mọi người sẽ tập trung bên nhà nội để thực hiện việc cúng bái tổ tiên, chúc Tết ông bà, cha mẹ. Lúc đó ông bà, cha mẹ sẽ ăn mặc chỉnh tề, con cháu ăn mặc gọn gàng nhằm thế hiện lòng thành kính, chúc Tết từ lớn xuống nhỏ với những lời chúc sức khỏe, may mắn đến với ông bà cha mẹ.Tiếp đó, ông bà, cha mẹ cũng chúc con cháu ngoan ngoãn, học giỏi và “mừng tuổi” để con cháu nhận “lộc” đầu năm. Sau những nghi thức vừa trang trọng vừa đầm ấm trên, cả gia đình sẽ cùng nhau “ăn Tết”. Mâm cỗ ngày Tết thường rất thịnh soạn, mọi người vừa ăn vừa trò chuyện vui vẻ.

Cuối cùng cả gia đình sẽ gửi đến những lời chúc Tết đến với anh em họ hàng thân thiết bên nội đi kèm với đó là những câu chuyện về năm vừa qua đã làm được gì và chúc nhau một năm mới sức khỏe, an khang, hạnh phúc…

3 ngày tết

Ngày mùng 2 Tết

Sau khi kết thúc ngày mùng 1 Tết thì đến đến ngày mùng 2 Tết cả gia đình vợ chồng con cái sẽ xuất phát đến chúc Tết bên nhà ngoại – tức là bên “mẹ”. Với các nghi thức của “Tết mẹ” sẽ giống như với “Tết cha” của ngày mùng 1 Tết. Con cháu sẽ chúc Tết ông bà, các bác bên nhà ngoại và được nhận những phong bao lì xì may mắn đầu năm. Sẽ càng ý nghĩa hơn với những người con xa xứ, xa quê hương đến ngày Tết có dịp để trở về quây quần bên mâm cơm gia đình cùng với tất cả người thân yêu. Đó chính là sợi dây vô hình kết nối tình thương của những người không được sống gần nhau. Chỉ có những ai phải đi xa mới nhớ, mới biết trân trọng từng giây phút được trở về bên người thân yêu ruột thịt trong mấy ngày Tết.

3 ngày tết

Ngày mùng 3 Tết

Cũng là ngày giành tặng thầy cô giáo – những người đã dạy cho chúng ta trong mỗi con chữ và từng kiến thức. Ngày “Tết thầy” còn được coi đây là “Ngày Nhà giáo Việt Nam” khi đó, là cơ hội cho mọi thế hệ học trò tỏ lòng biết ơn đối với những người đã đào tạo mình thành người. Ngoài ra, đây cũng là ngày không chỉ học trò hỏi thăm, tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo mà còn là thời điểm để bè bạn có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và chúc mừng nhau về mọi thuận lợi và thành công trong năm mới.

Trên đây là toàn bộ nội dung về ý nghĩa của 3 ngày Tết đầu năm và Bảo hộ lao động Thiên Bằng muốn gửi tới mọi người. Phong tục ba ngày Tết từ câu nói dân gian kia chính là điều mà tổ tiên chúng ta luôn mong muốn con cháu mình gìn giữ, lưu truyền cho đến muôn đời sau. Nó nhắc nhở mỗi chúng ta rằng, đằng sau việc được nghỉ ngơi trong ngày Tết mỗi năm thì dịp Tết còn có một ý nghĩa to lớn hơn – đó là “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Đừng để thời gian trôi qua ta mới giật mình nhìn lại, hối hận với những ngày Tết không trọn vẹn.

Xem thêm các bài viết

Tết cổ truyền việt nam là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết

Những món ăn ngày Tết không thể thiếu ở miền Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *