Cải thiện sức khỏe tim mạch là điều khiến cho 99,9% người quan tâm và mong muốn được cải thiện. Vậy có những phương pháp hay mẹo nào để giúp cho tim mạch tốt, khỏe mạnh hơn? Dưới đây, Thiên Bằng sẽ bật mí cho các bạn đọc “5 mẹo để cải thiện sức khỏe tim mạch, ai cũng cần?”. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Hãy bắt đầu bằng việc xây dựng một bữa ăn bao gồm rau, đậu, và ngũ cốc nguyên hạt. Để tăng cường sức khỏe tim mạch, ăn cá ít nhất hai lần trong một tuần và ưu tiên sử dụng dầu ô liu cho việc nấu ăn. Đừng quên thêm trái cây tươi vào thực đơn để làm món tráng miệng.
Chế độ ăn lành mạnh cung cấp chất béo có lợi, như dầu thực vật, chất xơ và nhiều dưỡng chất quan trọng, giúp bảo vệ trái tim của bạn. Để đảm bảo sự đa dạng trong chế độ ăn, hãy ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm ngô, khoai lang, rau xanh, đủ loại củ quả, trái cây, thịt nạc, cá và hải sản.

Hãy luôn kiểm soát lượng thức ăn mỗi bữa để tránh ăn quá no và duy trì cân nặng lý tưởng. Hơn nữa, ăn uống đúng giờ hàng ngày cũng là một phần quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch tốt.
>> Tham khảo thêm: Đổi vị với 5 món ăn giàu dinh dưỡng – Bật mí từ chuyên gia ẩm thực
2. Vận động đều đặn, thường xuyên
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ngồi một chỗ trong thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe. Một nghiên cứu của Harvard dựa trên dữ liệu của gần 800.000 người đã phát hiện rằng những người ngồi nhiều thường có nguy cơ tim mạch tăng lên đến 147%. Hơn nữa, việc ngồi quá lâu cũng tạo điều kiện cho sự hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu (cục máu đông).
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch. Giúp bạn duy trì cân nặng ổn định, làm giảm huyết áp, giảm cholesterol trong máu và kiểm soát lượng đường trong máu, tất cả đều có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là để có sức khỏe tim mạch tốt, là thực hiện vận động, tập thể dục đều đặn và trong thời gian dài, thay vì chú trọng vào cường độ hoặc độ khó của bài tập. CDC khuyến nghị mỗi tuần bạn nên dành ít nhất 2 giờ 30 phút cho hoạt động vận động vừa phải như đi bộ nhanh hoặc đi xe đạp để đảm bảo sức khỏe tim mạch của bạn được cải thiện và duy trì.
3. Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Nâng cao chất lượng giấc ngủ là một quá trình bao gồm thời lượng, thói quen và chất lượng của giấc ngủ, không chỉ việc ngủ đủ giấc. Tất nhiên, đảm bảo bạn đủ giấc vẫn là điều quan trọng hàng đầu.
Theo các chuyên gia tại Dự án Scripps Health thuộc Đại học San Diego (Mỹ), “Giấc ngủ chất lượng là một yếu tố cốt yếu cho sức khỏe toàn diện và tinh thần. Trái tim của bạn chịu ảnh hưởng đáng kể khi bạn thiếu giấc ngủ. Cũng giống như cơ thể, trái tim cũng cần được nghỉ ngơi, và hầu hết mọi người cần ít nhất từ 6 đến 8 giờ giấc mỗi ngày.”

Tuy nhiên, còn có một số yếu tố quan trọng khác về giấc ngủ có lợi cho sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng thể. Điều này bao gồm việc đi ngủ sớm vào buổi tối, tối thiểu là trước 23 giờ.
Nên thực hiện việc ngủ vào cùng một thời gian hàng ngày để ổn định thói quen ngủ, đảm bảo rằng bạn ngủ ít nhất từ 6 đến 8 tiếng vào ban đêm và tránh ngủ quá nhiều. Ví dụ, việc thức đêm và sau đó ngủ 10 tiếng vào ban ngày không thể thay thế được giấc ngủ đêm đúng giờ và không có lợi cho sức khỏe.
4. Bổ sung nước đầy đủ, đúng cách
Theo các nghiên cứu khoa học, một ngày một người bình thường nên bổ sung từ 1,5 – 2 lít nước, không bao gồm cả các loại chất lỏng khác. Nếu không được cung cấp đủ nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, trao đổi chất bình thường. Thậm chí còn có thể gây ra rối loạn, bệnh tim mạch và mạch máu não.
Để duy trì sức khỏe tim mạch tốt, hạn chế việc uống nước quá nhanh, uống ngụm quá lớn, và uống quá nhiều nước trong mỗi lần. Thói quen này có thể dẫn đến tăng lưu lượng máu, gây áp lực lên tim và tiêu thụ oxy cơ tim tăng nhanh. Kết quả, tim phải làm việc cật lực, tăng cường hoạt động đột ngột, dẫn đến nguy cơ rối loạn nhịp tim, quá tải tim, và thậm chí suy tim cũng như nguy cơ đột quỵ.

Thay vì chờ đến khi cảm thấy khát mới uống nước, hãy duy trì việc uống nước một cách đều đặn và theo lịch trình trong suốt ngày. Tránh uống nước đá, nước lạnh, nước ngọt có ga, hoặc đồ uống chứa cồn như bia và rượu. Thay vào đó, ưa chuộng nước lọc và nên sử dụng nước ấm ở khoảng nhiệt độ từ 30 độ C đến 45 độ C để hỗ trợ sức khỏe tim mạch hiệu quả nhất
5. Chú trọng vệ sinh răng miệng
– Chắc hẳn, có không ít người bất ngờ khi sức khỏe răng miệng có tác động không nhỏ đến sức khỏe tim mạch.
– Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn tồn tại trong miệng có mối liên hệ với việc phát triển bệnh nướu răng và có thể di chuyển vào máu. Điều này có thể gây ra tăng cường sản xuất protein phản ứng C, một chỉ số của tình trạng viêm nhiễm trong mạch máu. Những thay đổi này có khả năng gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

– Việc thường xuyên thăm nha khoa để làm sạch răng một cách hiệu quả là một phần quan trọng để loại bỏ mảng bám, ngăn chặn sự hình thành của vôi trên răng và đề phòng nhiều vấn đề về sức khỏe miệng thường gặp. Mặc dù có vẻ không có liên quan, nhưng các dụng cụ nha khoa này thực sự có giá trị trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Nguồn thông tin có chỉnh sửa: cafebiz.