Bình cứu hỏa CO2 và bình cứu hỏa dạng bột là thiết bị pccc phổ biến hiện nay. Tuy nhiên để phân biệt được chi tiết về 2 loại bình này thì không phải ai cũng đủ kinh nghiệm để so sánh. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết bên dưới đây do Thiên Bằng chia sẻ để tìm ra câu trả lời nhé!
Bình cứu hỏa dạng bột
Cấu tạo bình bột chữa cháy MFZ4 BC bao gồm:
- Khối lượng chất chữa cháy trong bình là 4kg.
- Trên thân bình có nhãn ghi đặc điểm của bình, cách sử dụng và sử dụng được với đám cháy nào.
- Bình MFZ4 là bình chữa cháy dạng bột, thân bình được làm bằng thép đúc, hình trụ truyền thống và bên ngoài được sơn màu đỏ.

- Loa phun của bình bột MFZ4 được làm bằng cao su hoặc nhựa cứng và được nối với bộ van của bình qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm.
- Cụm van trên bình chữa cháy MFZ4 BC có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều, hoặc kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách. Tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm an toàn cho bình.
Công dụng của bình chữa cháy MFZ4
Dập tắt các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Ví dụ, bình chữa cháy ký hiệu ABC có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy. Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.
Nguyên lý chữa cháy của bình bột MFZ4 BC

Khi mở van, bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy, bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí. Đồng thời, ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.
Bình cứu hỏa CO2
Cấu tạo bình cứu hỏa CO2
Bình chữa cháy được làm bằng thép đúc, có dạng hình trụ đứng, thường được sơn màu đỏ. Trên bình có mác nhà sản xuất và các thông số kỹ thuật cũng như hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy.
Phía trên miệng bình có gắn một cụm van xả làm bằng hợp kim đồng, có hai loại cấu tạo: kiểu van vặn 1 chiều (như bình của Ba Lan, Nga…) và kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cũng là tay xách (như bình của Nhật Bản, Trung Quốc…). Tại chỗ này, có chốt hãm kẹp chì để bảo đảm chất lượng bình.

Trên cụm van có một van an toàn, nếu áp suất trong bình tăng quá mức quy định, van này sẽ xả khí ra ngoài để đảm bảo an toàn. Loa phun thường làm bằng nhựa cứng, được gắn với khớp nối bộ van qua ống thép cứng hoặc ống xifong mềm. Trong bình chữa cháy có khí CO2 được nén chặt với áp suất cao.
Công dụng bình chữa cháy
Bình chữa cháy loại xách tay dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh, bao gồm đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín và buồng hầm.
Tuy nhiên, không nên dùng đioxit cacbon để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ, vì CO2 phản ứng với than và kim loại nóng đỏ tạo thành CO, khí độc và rất dễ nổ.
Nguyên lý chữa cháy
Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, khí CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun, chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới -78,9°C. Khi phun vào đám cháy, CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.
Vậy bình chữa cháy dạng bột và CO2 có ưu điểm và công dụng riêng của từng loại, tuỳ vào tình huống đám cháy cụ thể mà chọn loại nào tốt hơn. Bình chữa cháy dạng bột thích hợp với nhiều loại đám cháy nhưng không phù hợp với đám cháy than hay kim loại nóng đỏ, trong khi CO2 lại phù hợp với những tình huống đó.
Xem thêm các bài viết liên quan tại:
Bình cứu hỏa xe đẩy nên sử dụng trong trường hợp nào?
Quy định về PCCC đối với văn phòng cập nhật mới nhất hiện nay